80% mẹ bỉm tắc tia sữa sau sinh nhưng điều đó có thể ngăn chặn dễ dàng bằng 5 mẹo sau
80% mẹ bỉm tắc tia sữa sau sinh nhưng điều đó có thể ngăn chặn dễ dàng bằng 5 mẹo sau
Mom & Baby
Tác giả: Lixibox Team
Tắc tia sữa là hiện tượng rất phổ biến ở mẹ bỉm sau sinh do ống dẫn sữa bị hẹp hoặc sữa tồn động nhiều trong bầu ngực, dẫn đến vón cục và bít tắc. Tình trạng này không chỉ gây thiếu sữa cho con bú mà lâu dài còn có thể dẫn đến viêm nhiễm, áp xe ngực, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Vậy là sao để nhận biết sớm mẹ có khả năng bị tắc tia sữa và khắc phục nhanh chóng. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu tắc tia sữa, phổ biến ở mẹ bỉm sau sinh. Bài viết cung cấp 5 mẹo cho mẹ và bé, giúp nhận biết và khắc phục hiệu quả nguyên nhân tắc tia sữa, tránh viêm nhiễm.Thông thường, khi tia sữa mới bắt đầu bít tắt thì sữa mẹ sẽ tiết ít hơn, nhưng thời gian sau có thể giảm dần đều và thậm chí không thể nặn ra sữa dù bầu ngực rất căng. Ngoài ra, khi tình trạng này trở nặng thì ngực mẹ có thể sưng tấy và sờ vào sẽ cảm nhận các khối cứng, lúc này đã hình thành áp xe, mẹ nên gặp bác sĩ để có hướng giải quyết khoa học nhất. Trong một vài trường hợp, tắc tia sữa còn có thể khiến ngực mẹ bị nhiễm trùng và phát sốt. Nhận biết tình trạng tắc tia sữa ở mẹ bỉm sau sinh với các dấu hiệu như sữa không tiết ra hoặc tiết rất ít, ngực căng tức, cảm giác đau nhức và nguy cơ bị sốt.Cách phòng ngừa tắc tia sữa, một vấn đề phổ biến ở mẹ bỉm sau sinh. Bài viết cung cấp 5 mẹo giúp hạn chế tình trạng này, bao gồm nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Tham khảo ngay để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.Tình trạng tắc tia sữa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và dinh dưỡng của con yêu. Do đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh, các mẹ nên chủ động phòng ngừa tắc tia sữa từ sớm bằng các thói quen đơn giản sau để công cuộc nuôi con diễn ra thật thuận lợi nhé!
1. Uống nhiều nước
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính khiến sữa mẹ quá đặc, dễ vón cục và làm bít tắc ống dẫn sữa. Tuy nhiên, khi bầu ngực đã căng tức và sữa không thể chảy ra thì nhiều mẹ lại càng ngại bổ sung nước vì cho rằng tia sữa đã bị tắc, nếu uống nhiều nước thì càng làm sữa đổ về nơi bị vón cục và khó giải phóng hơn. Thực ra, nếu lỡ bị tắc sữa thì việc uống nhiều nước sẽ tạo áp lực để đẩy sữa đông ra ngoài dễ dàng hơn đấy. Đặc biệt, khi mẹ bị sốt do áp xe ngực vì tắc sữa thì việc uống nhiều nước còn giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể hiệu quả hơn. Do đó, trong mọi trường hợp thì việc bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày đều có lợi cho cơ thể và quá trình tiết sữa mẹ nhé. Mẹ nên uống nhiều nước để tránh tắc tia sữa sau sinh. Bài viết cung cấp mẹo ngừa tắc tia sữa, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bỉm sữa. Tìm hiểu thêm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.2. Dùng máy hút sữa
Ngày nay, máy hút sữa đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết với các mẹ bỉm bởi không chỉ có công dụng hút sữa để dự trữ cho bé bú mà còn giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa hiệu quả. Thậm chí, máy hút sữa với nhiều mức độ hút khác nhau còn giúp khơi thông bầu sữa mẹ dễ dàng, hiệu quả hơn so với việc cho bé bú, đồng thời không khiến mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Dùng máy hút sữa giúp mẹ lấy hết sữa trong ngực ra ngoài, vừa giảm căng tức và hạn chế tắc tia sữa do sữa dư thừa đông lại. Bài viết cung cấp mẹo ngừa tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ và bé.Khi hút sữa, mẹ nên bật chế độ massage khoảng 5 phút để thư giãn bầu ngực, sau đó chuyển sang chế độ hút. Khi hút được 10 phút mẹ nên quay về chế độ massage khoảng 5 phút rồi lại hút tiếp để sữa có thời gian tiết ra mà ngực mẹ cũng không bị chèn ép liên tục. Tùy theo tình trạng lượng sữa của mỗi người mà mỗi cữ hút có thể kéo dài 20 - 30 phút.

3. Chườm khăn ấm lên bầu ngực
Chườm khăn ấm lên bầu ngực cũng là một cách chữa tắc tia sữa hiệu quả đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Nhiệt độ ấm từ khăn không chỉ giúp các cục sữa đông tan ra để chảy ra ngoài dễ dàng hơn mà còn giúp mạch máu quanh ngực mẹ được giãn nở để tuần hoàn máu tốt hơn, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ nên dùng khăn ấm ở nhiệt độ khoảng 40 độ C để tránh làm gây bỏng bầu ngực nhé. Ngoài ra, hãy đảm bảo khăn thật sạch sẽ để không bị nhiễm khuẩn đầu ti, làm ảnh hưởng đến bé yêu khi bú. Mẹ bỉm có thể cải thiện tình trạng tắc tia sữa sau sinh bằng cách ủ ấm bầu ngực với nhiệt độ khoảng 40 độ C, giúp cặn sữa tan ra, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, áp xe ngực. Tìm hiểu thêm mẹo ngừa tắc tia sữa.4. Vệ sinh bầu ngực
Thực tế, vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài cũng là một trong các nguyên nhân khiến tuyến vú của mẹ bị viêm nhiễm, dẫn đến tắc tia sữa. Do đó, làm sạch bầu ngực cũng là một phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa mà nhiều mẹ thường không nghĩ đến. Việc vệ sinh bầu ngực rất đơn giản, sau mỗi mỗi lần cho bé bú, mẹ chỉ cần dùng khăn sạch nhúng nước rồi lau sơ vùng ti là được. Mẹ lưu ý, sau khi dùng xong khăn nhớ giặt sạch và phơi nắng để diệt khuẩn nhé, đồng thời mỗi lần nên dùng một chiếc khăn khác nhau chứ không nên dùng cùng một khăn cho suốt một ngày. Ngoài ra, nếu dùng khăn giấy ướt thì mẹ nên chọn sản phẩm không chứa hương liệu để tránh làm bé cảm thấy mùi lạ và bỏ bú nhé.Tắc tia sữa có thể do vi khuẩn từ môi trường hoặc truyền từ miệng bé, khiến tuyến vú của mẹ bị viêm và dẫn đến bệnh tắc tia sữa. Bài viết cung cấp mẹo ngừa tắc tia sữa và cách khắc phục cho mẹ bỉm.5. Mặc quần áo rộng thoáng
Sau khi sinh con, có thể vóc dáng và bầu ngực của mẹ không còn săn chắc như trước nên nhiều mẹ thường sử dụng đai nịt, áo ngực bó sát để giúp cơ thể trong thon gọn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, bởi khi mặc đồ quá ôm thì bầu ngực mẹ sẽ bị chèn ép, ống dẫn sữa bị hẹp và dễ bít tắc hơn. Do đó, trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên chọn những bộ trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để vừa tạo cảm giác dễ chịu, vừa giúp sữa tiết ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, nếu mẹ có mặc áo ngực thì hãy chọn sản phẩm không gọng và không mút hoặc có mút mỏng để tránh gây o ép, hầm bí cùng ngực nhé. Những bộ trang phục rộng rãi giúp mẹ dễ chịu và tránh chèn ép bầu ngực gây tắc tia sữa. Bài viết chia sẻ mẹo ngừa tắc tia sữa cho mẹ và bé, nguyên nhân tắc tia sữa và cách khắc phục hiệu quả.Bên cạnh việc tắc tia sữa, nhiều mẹ bỉm cũng không khỏi đau đầu vì con yêu luôn nôn trớ sau khi ăn. Mẹ có thể tham khảo 5 mẹo sau đây để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhé!

WELCOME GIFT
Hãy nhập email, số điện thoại của bạn để nhận được mã giảm 20% cho đơn hàng đầu tiên.
Gửi
Giỏ hàng của bạn
shopping-basketCreated with Sketch.
Giỏ hàng trống
Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé
Tiếp tục mua sắm