"Say bye" kem chống nắng bị vón khi thoa: Đây là 6 mẹo chuyên gia mách bạn nên thử ngay
"Say bye" kem chống nắng bị vón khi thoa: Đây là 6 mẹo chuyên gia mách bạn nên thử ngay
Skincare
Tác giả: Lixibox Team
Bạn đang đau đầu vì tình trạng kem chống nắng bị vón sau khi thoa? Bạn đã thử đổi hàng chục kem chống nắng khác nhau nhưng kết quả vẫn không khá hơn. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ cho làn da, vừa làm giảm hiệu quả chống nắng và lãng phí kem. Vậy làm thế nào để khắc phục? Những gợi ý từ Tiến sĩ da liễu Dendy Engelman và bậc thầy về thẩm mỹ Anna De La Cruz sẽ giúp các tín đồ làm đẹp "kết thân" với kem chống nắng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Xem ngay nào!

TAY TẾ BÀO CHẾT THƯỜNG XUYÊN. Những mẹo hay giúp bạn khắc phục tình trạng kem chống nắng bị vón. Hướng dẫn cách thoa kem chống nắng hiệu quả từ chuyên gia Lixibox Magazine.Khi kem chống nắng không thể bám tốt, đừng vội đổ lỗi cho sản phẩm có kết cấu "khó chiều". Thay vào đó, bạn nên kiểm tra lại nền da có đủ sạch để tạo điều kiện cho kem chống nắng thẩm thấu hay không. Theo bác sĩ Engelman "Bạn nên tẩy tế bào chết 1 - 2 lần/tuần để loại bỏ lớp sừng già cỗi mà không khiến da bị khô căng, bào mòn quá mức". Khi sở hữu một làn da mịn màng, các sản phẩm bạn dùng như serum, kem dưỡng sẽ được hấp thu tối đa thay vì bị ứ tắc trên bề mặt và quện vào kem chống nắng gây ra các mảng ghét "khó ưa". Tẩy da chết giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi và cặn bẩn trên da, đảm bảo sản phẩm dưỡng ẩm và chống nắng được thẩm thấu tốt nhất để không bị vón. Khám phá cách thoa kem chống nắng hiệu quả từ chuyên gia trong bài viết "Say bye" kem chống nắng bị vón khi thoa.


Tốp giản quy trình chăm sóc da, bài viết bàn về cách thoa kem chống nắng, mẹo thoa chống nắng không bị vón, và lưu ý khi thoa kem chống nắng từ chuyên gia. Cùng tìm hiểu những gợi ý từ Tiến sĩ da liễu Dendy Engelman và Anna De La Cruz để đạt hiệu quả tốt nhất cho làn da.Một số tín đồ làm đẹp thích dùng nhiều mỹ phẩm cùng lúc vì cho rằng làn da sẽ được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, điều này không nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia da liễu. Bác sĩ Engelman giải thích rằng "Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da, khiến da dễ kích ứng hơn. Ngoài ra, việc này còn có thể dẫn đến tình trạng "đánh nhau" giữa các chất, làm giảm hiệu quả của từng sản phẩm. Điển hình như việc thoa kem dưỡng gốc dầu có thể làm cản trở sự hấp thu của kem chống nắng khiến cho hiệu quả bảo vệ da bị giảm sút". Sử dụng quá nhiều sản phẩm có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của kem chống nắng. Đọc thêm mẹo thoa kem chống nắng không bị vón trên Lixibox Magazine.Tương tự ý kiến với bác sĩ Engelman, bác sĩ Anna De La Cruz khuyên rằng các tín đồ làm đẹp nên cân nhắc sản phẩm nào thật sự cần thiết với mình để sử dụng chứ không nên dùng chồng chéo. Điều này vừa không tốt cho da vừa không tốt cho "túi tiền". Nếu không có quá nhiều vấn đề về da cần khắc phục thì bạn có thể tối giản skincare routine với 4 bước cơ bản vào ban đêm gồm: tẩy trang - rửa mặt - toner - dưỡng ẩm và 4 bước cơ bản vào ban ngày gồm: rửa mặt - toner - dưỡng ẩm - chống nắng. Việc thoa ít đi sẽ giúp từng lớp mỹ phẩm được thẩm thấu tốt hơn, từ đó góp phần hạn chế từ trạng vón khi thoa kem chống nắng. 


Bài viết trên Lixibox Magazine hướng dẫn cách thoa kem chống nắng không bị vón với những mẹo từ chuyên gia về lưu ý khi thoa kem chống nắng để làn da luôn hoàn hảo.Theo bác sĩ Engelman, bạn nên thoa các sản phẩm có kết cấu từ lỏng đến đặc để đảm bảo hiệu quả thẩm thấu tốt nhất. Toner dạng nước nên được thoa đầu tiên vì chúng có kích thước phân tử nhỏ nhất, dễ len lỏi vào da nhất. Tiếp theo là serum hoặc essence với kết cấu bán lỏng sẽ dễ dàng đi qua lớp thượng bì và trung bình của da để khắc phục các vấn đề từ bên trong. Tiếp theo là kem dưỡng ẩm với kích thước phân tử lớn hơn sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ da, ngăn mất nước. Cuối cùng, khi thoa kem chống nắng bạn sẽ không phải khó chịu vì tình trạng vón bởi các lớp dưỡng trước đó đã thấm sâu vào da thay vì che chúc trên bề mặt và "quện" vào kem chống nắng rồi gây ghét như trước.  Bài viết hướng dẫn thứ tự khi sử dụng mỹ phẩm bao gồm nước cân bằng, tinh chất, kem dưỡng và kem chống nắng, giúp người dùng tránh tình trạng kem chống nắng bị vón, cải thiện hiệu quả chống nắng với các mẹo từ chuyên gia.


Đợi kem dưỡng thẩm thấu rồi mới thoa chống nắng. Bài viết hướng dẫn cách thoa kem chống nắng hiệu quả, giúp ngăn tình trạng kem chống nắng bị vón nhờ mẹo từ chuyên gia về làn da.Sai lầm thường gặp của nhiều cô nàng là thoa kem chống nắng ngay sau bước kem dưỡng mà không đợi thẩm thấu. Kết quả, hai lớp kem ướt gặp nhau và chúng càng dễ bết dính hơn. Thế nên, bác sĩ Engelman và De La Cruz đều khuyên rằng chúng ta nên đợi ít nhất từ 30 - 60 giây giữa các bước dưỡng da để từng lớp thẩm thấu rồi mới thoa tiếp. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu dạng gel thật mỏng nhẹ để thấm vào da ngay lập tức và không để lại màng gây cản trợ độ bám của kem chống nắng. Bài viết giới thiệu 6 mẹo thoa kem chống nắng hiệu quả từ chuyên gia, giúp tránh tình trạng kem bị vón. Các cách thoa kem chống nắng và lưu ý để có làn da đẹp và bảo vệ tốt hơn, theo Lixibox Magazine.


Chú ý thành phần trong kem chống nắng là điều quan trọng để tránh tình trạng vón khi thoa. Những mẹo từ chuyên gia giúp cải thiện hiệu quả bảo vệ da, tìm hiểu cách thoa kem chống nắng đúng cách và lưu ý cần biết.Không loại trừ khả năng kem chống nắng bị vón do chính bản thân nó gây ra chứ không phải do sử dụng sai cách. Bác sĩ Engelman giải thích rằng một số thành phần trong kem chống nắng có thể là tác nhân tạo ghét khi thoa lên da: 
- Silicone: Các thành phần có gốc Silicone như Dimethicone, Cyclomethicone... thường được dùng trong kem chống nắng như một chất tạo màng kháng nước. Tuy nhiên, chúng cũng rất dễ kết tụ lại và để lại những mảng vón trên da nếu chiếm tỷ lệ quá lớn. 
- Xanthan Gum: Là một chất được bổ sung vào mỹ phẩm với công dụng làm đặc, ổn định thành phần và kết dính nhưng ở nồng độ cao sẽ gây vón tương tự Silicone. 
- Thành phần chống nắng vật lý: Trái ngược với thành phần chống nắng hóa học sẽ thẩm thấu vào da để trung hòa tia UV, thành phần chống nắng vật lý như Zinc Oxide và Titanium Dioxide sẽ "nằm yên" trên bề mặt da để ngăn chặn tia UV. Do đó, kem chống nắng vật lý thường tạo cảm giác dày và nặng mặt, dễ bị vón nếu thoa lại sau 2 - 3 tiếng. 
Danh sách 5 thành phần dễ gây vón trong kem chống nắng, bao gồm: Dimethicone, Cyclomethicone, Xanthan Gum, Zinc Oxide, và Titanium Dioxide. Thông tin hữu ích cho cách thoa kem chống nắng hiệu quả hơn.


Bài viết trên Lixibox Magazine hướng dẫn cách thoa kem chống nắng không bị vón với 6 mẹo từ chuyên gia da liễu giúp bạn khắc phục tình trạng kem chống nắng làm mất thẩm mỹ và hiệu quả.Khi tất cả những vấn đề trên được khắc phục mà tình trạng bị vón khi thoa kem chống nắng vẫn chưa được cải thiện thì các chuyên gia cho rằng đã đến lúc bạn nên cân nhắc về một sản phẩm mới phù hợp hơn. Không có dòng kem chống nắng nào trên thị trường cam kết 100% không vón bởi nó còn tùy thuộc vào tình trạng da và thời tiết nơi sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể ưu tiên kết thân với các dòng kem chống nắng có kết cấu thật mỏng nhẹ ở dạng sữa, dạng gel hoặc dạng kem có bổ sung silica hút dầu để thấm nhanh hơn. Dưới đây là 5 dòng kem chống nắng được các Lixibox Beauty Editor đánh giá là thoải mái nhất khi thoa. Hãy trải nghiệm thử nhé!
Bảng xếp hạng 5 loại kem chống nắng không gây vón, bao gồm La Roche-Posay, Eucerin, Fixderma Shadow, Caryophy, và Cancer Council. Bài viết đưa ra mẹo thoa kem chống nắng hiệu quả từ chuyên gia da liễu, giúp giải quyết tình trạng kem bị vón, duy trì làn da đẹp tự nhiên.Trên đây là 6 mẹo "say bye" kem chống nắng bị vón khi thoa đến từ chuyên gia. Áp dụng ngay để cải thiện bề mặt da khi thoa kem chống nắng nàng nhé!

Nguồn: Byrdie

WELCOME GIFT
Hãy nhập email, số điện thoại của bạn để nhận được mã giảm 20% cho đơn hàng đầu tiên.
Gửi
Giỏ hàng của bạn
shopping-basketCreated with Sketch.
Giỏ hàng trống
Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé
Tiếp tục mua sắm