Thay đổi 3 chi tiết nhỏ trong lúc ngủ, mẹ an tâm xua tan nỗi lo bẹp đầu ở con yêu
Thay đổi 3 chi tiết nhỏ trong lúc ngủ, mẹ an tâm xua tan nỗi lo bẹp đầu ở con yêu
Mom & Baby
Tác giả: Lixibox Team
Kết quả của nhiều cuộc khảo sát cho thấy cứ 3 bé sơ sinh sẽ có 1 bé mắc hội chứng bẹp đầu, hay còn gọi là đầu méo. Càng đáng tiếc hơn, vấn đề này không phải do bẩm sinh mà xuất phát từ sai lầm trong cách chăm sóc con yêu của những bố mẹ chưa có kinh nghiệm. Vậy chứng bẹp đầu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con trẻ và làm sao để ngăn ngừa hiệu quả? Hãy cùng Lixibox tìm hiểu trước khi quá muộn nhé!

Chứng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh là vấn đề phổ biến mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Đọc bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này, giúp mẹ và bé an tâm hơn.Đầu bẹp còn có nhiều tên gọi khác như đầu phẳng, đầu lép hay đầu méo là hội chứng đầu có hình dạng thon dẹt hoặc méo mó so với lúc mới sinh. Dấu hiệu thường thấy nhất là phía sau đầu của bé sẽ phẳng chứ không tròn đều, ngoài ra, tóc ở khu vực ấy cũng có xu hướng mọc thưa hơn. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi, nguyên nhân do phần xương sọ của đầu còn mềm mà lưng lại yếu nên 95% thời gian sinh hoạt của bé đều nằm, dẫn đến phần đầu sẽ bị móp lại ngay khu vực bé tiếp xúc thường xuyên với giường/nệm/nôi.
Chứng đầu bẹp là hiện tượng mà đầu bé có hình dáng thon & dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường do tác động ngoại lực khi xương sọ còn mềm. Thay đổi 3 chi tiết nhỏ trong lúc ngủ giúp mẹ an tâm xua tan nỗi lo bẹp đầu ở con yêu.Mặt khác, nhiều bé lớn bị ngã hoặc tác động ngoại lực vào phần đầu trong quá trình chạy nhảy, vui chơi cũng có thể mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, nếu bị móp đầu đột ngột do va chạm thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay vì tình huống này có thể nguy hiểm đến não bộ.

Tác hại của chứng bẹp đầu - Khám phá nỗi lo bẹp đầu ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa hiệu quả để mẹ và bé an tâm hơn trong chăm sóc con yêu.Chứng bẹp đầu nhẹ có thể dần cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé bị bẹp đầu nặng thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều bất lợi trong sinh hoạt về sau:
Bài viết đề cập tới 3 tác hại của chứng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh, bao gồm ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt, gây sai lệch khớp cằm và hạn chế phát triển trí tuệ. Tham khảo để mẹ và bé cùng an tâm xua tan nỗi lo bẹp đầu.- Ảnh hưởng cấu trúc gương mặt: phần hộp sọ và phần xương mặt của bé là một thể thống nhất. Do đó, nếu đầu bé bị méo quá nhiều thì không tránh khỏi gương mặt bị biến đổi, có thể bè ra hoặc lệch sang một bên, cằm có thể ngắn lại...
- Gây sai lệch khớp cắn: khi bị bẹp đầu, xương hàm là phần bị ảnh hưởng nhiều nhất. Không may, phần xương này quyết định đến sự phát triển răng nên các bé bị bẹp đầu thường rất dễ hô hoặc móm hơn so với các bé khác. Điều này không chỉ ảnh hướng đến khả năng ăn, nhai mà còn có thể dẫn đến chứng nói ngọng ở bé về sau. 
- Hạn chế phát triển trí tuệ: theo nghiên cứu mới nhất của Seattle Children’s Craniofacial Center cho thấy trẻ bị bẹp đầu lúc nhỏ có thành tích học tập kém hơn những bé không mắc. Theo các chuyên gia, điều này có thể xuất phát từ việc bé nghe và nhìn yếu hơn những bé còn lại vì chứng bẹp đầu nặng có thể ảnh hưởng đến thị giác và thính giác. 

Bài viết về cách thay đổi thói quen ngủ để ngăn ngừa chứng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh, giúp mẹ và bé an tâm hơn. Tham khảo 3 mẹo hiệu quả để tránh nỗi lo bẹp đầu ở con yêu, từ thông tin hữu ích của Lixibox.Trong 6 tháng đầu đời, khi xương sọ của bé còn mềm và chưa phát triển toàn diện là giai đoạn quan trọng để mẹ ngăn ngừa và khắc phục chứng bẹp đầu ở trẻ. Qua 6 tháng thì khả năng phục hồi sẽ giảm dần và khi bé đủ 12 tháng, xương đầu đã phát triển đầy đủ và cứng cáp thì hầu như không thể thay đổi nữa. Mẹ có thể áp dụng 3 mẹo đơn giản sau để duy trì phần đầu con yêu luôn tròn đẹp như lúc mới sinh nhé! 

1. Dùng gối chống bẹp đầu:
Gối chống bẹp đầu có thiết kế trũng nhẹ ở phần giữa, bên trong được làm dày bởi lớp bông mềm mại, có độ đàn hồi cao, không chỉ giúp bé chống bẹp đầu mà còn dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ. Tuy nhiên, vì phần cổ của bé rất yếu trong những tháng đầu đời nên mẹ hãy chọn những chiếc gối có độ cao vừa phải để bé cảm thấy thoải mái nhất khi nằm, tránh ảnh hưởng đến cột sống nhé. Ngoài ra, mẹ hãy ưu tiên những chiếc gối có phần ga bọc mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt để không làm bé bị khó chịu, bí bách khi nằm nhiều. Gối chống bẹp đầu giúp bảo vệ đầu bé, giảm nỗi lo bẹp đầu ở mẹ, hỗ trợ bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn và thoải mái với sản phẩm chất lượng GWP từ Lixibox.2. Treo đồ vật hai bên cũi:
Với những trẻ được bố mẹ tách ra ngủ riêng từ khi lọt lòng thì cũi được xem là nơi bé dành nhiều thời gian nằm nhất. Nếu bố mẹ muốn treo đồ vật như gấu bông hoặc đồ chơi để thu hút sự chú ý của bé thì nên đặt ở hai bên cũi thay vì ở giữa nhé, điều này giúp bé xoay đầu thường xuyên, tránh nằm cố định một chỗ làm cho phần đầu bị xẹp. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chọn vật treo làm từ bông nhẹ, không có cạnh sắc nhọn để tránh làm bé bị thương nếu lỡ rơi xuống nhé. Bé ngủ say trong không gian ấm áp với đồ dùng an toàn. Bài viết thảo luận về việc thay đổi tư thế khi ngủ giúp hạn chế nỗi lo bẹp đầu ở trẻ sơ sinh, nhấn mạnh những sai lầm trong chăm sóc mẹ và bé.3. Phương pháp “nằm sấp có kiểm soát”:
“Nằm sấp có kiểm soát” là phương pháp để bé nằm úp phần ngực xuống thay vì lưng và chỉ được thực hiện khi bé thức, có sự giám sát của bố mẹ. Thông thường, khi mới bắt đầu bố mẹ chỉ nên để con nằm sấp trong vài phút và sau đó tăng dần tùy theo sự thích ứng của bé. Cách làm này không chỉ giảm áp lực lên phần đầu để ngăn ngừa chứng bẹp đầu mà còn giúp bé rèn luyện sự dẻo dai của phần vai và cổ hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh cho con nằm sấp sau khi mới bú vì phần bụng bị chèn ép khi ăn sẽ khiến bé bị nôn trớ và khó chịu đấy. Mẹ và bé vui vẻ, tạo dựng sự gắn kết trong lúc ngủ để giảm nỗi lo bẹp đầu. Tham khảo cách chăm sóc con yêu, tránh hội chứng bẹp đầu, cải thiện sự phát triển thể chất cho trẻ.Bên cạnh đó, tới một độ tuổi nhất định, mẹ cũng nên để bé ngủ riêng nhằm rèn luyện tính tự lập và khả năng tự ngủ của con. Xem ngay độ tuổi thích hợp cho bé ngủ riêng và các lưu ý giúp bé an tâm khi ngủ riêng mẹ nhé!

Nguồn: Healthline
 

WELCOME GIFT
Hãy nhập email, số điện thoại của bạn để nhận được mã giảm 20% cho đơn hàng đầu tiên.
Gửi
Giỏ hàng của bạn
shopping-basketCreated with Sketch.
Giỏ hàng trống
Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé
Tiếp tục mua sắm