1. Millennials - Thế hệ kiếm hơn 100.000$ mỗi năm vẫn không đủ tiêu
Theo một cuộc khảo sát trên 28.000 người Mỹ gần đây cho thấy: “60% những người thuộc Gen Y kiếm được hơn 100.000$ mỗi năm nhưng vẫn không có được cuộc sống dư dả mà chỉ đang sống bằng cách “kiếm đồng nào, tiêu đồng ấy”.
Thực tế, đây là mức thu nhập cao nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy không đủ vì nhu cầu còn tăng nhanh hơn cả thu nhập. Ta có thể dễ dàng bắt gặp lối sống điển hình của Gen Y hiện nay như khách sạn sang, du lịch nước ngoài, thuê chỗ ở cao cấp, có thẻ tập gym đắt tiền… khá tương đồng với Henry (viết tắt của “High Earn, Not Rich Yet" - “thu nhập cao nhưng chưa giàu").
Millennials luôn cảm thấy khó khăn khi phải cân bằng giữa thu nhập và tiết kiệm do lối sống có phần xa hoa của chính mình. Để đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ, Millennials có xu hướng sẵn sàng đánh đổi bằng cách mua đồ rẻ hơn để dành tiền cho du lịch thay vì các khoản đầu tư. Thế nên, họ không còn tiền tiết kiệm và khi gặp khó khăn trong cuộc sống (điển hình như đợt dịch Covid trong 2 năm qua) sẽ không thể xoay sở và rơi vào tuyệt vọng.
2. Lạm phát góp phần khiến Millennials “ngạt thở"
Lạm phát & chi tiêu cho những người phụ thuộc cũng là lý do quan trọng khiến những người trưởng thành cảm thấy “ngạt thở” dù thu nhập không tệ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ lạm phát mỗi năm ít nhất là 4%, đồng tiền đang dần mất giá. Cách đây 5 năm, chúng ta có thể mua một bát phở với giá 20.000Đ, nhưng hiện tại ở một quán bình dân thì giá ít nhất cũng phải 35.000Đ. Chưa kể, tất cả các chi phí khác như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,...đều tăng trong khi thu nhập không thay đổi hoặc tăng rất ít.3. Triết lý mua sắm “Splurge / Save / Dupe" giúp Millennials “dễ thở" hơn
Ngoài các nhu yếu phẩm thì phần lớn chúng ta đều phóng tay quá đà vào các khoản shopping. Vâng, biết rằng chăm chút cho bản thân thì không có gì sai nhưng cách mua sắm thông minh hơn để tiết kiệm sẽ giúp chúng ta vẫn tận hưởng được cuộc sống thư thái.
Có một triết lý gọi là “Splurge / Save / Dupe" - tiêu thoải mái nhưng vẫn tiết kiệm nhờ mua những sản phẩm giống nhưng rẻ hơn. Thay vì đầu tư vào các thương hiệu xa xỉ, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều với những sản phẩm giá chỉ bằng 1 phần mười nhưng sở hữu chất lượng tương đương.
* James Perse là thương hiệu được nhà đồng sáng lập (co-founder) của Snapchat, chồng của siêu mẫu Miranda Kerr yêu thích.
* Mặc dù sở hữu mức giá chỉ bằng 1 phần 4 thương hiệu Chloe nhưng những đôi giày bệt của Rothy's luôn được công nương Meghan Markle ưa chuộng.
* Thay vì bỏ ra hơn 1 triệu cho sản phẩm của Lilah B. thì Lustre Makeup với những thỏi son chất lượng ngang ngửa, giá thành tốt hơn rất nhiều và thiết kế còn có phần vượt trội, mang lại cảm giác sang trọng hơn.
Nguồn tham khảo: Business Insider