Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: “Trẻ em rất hiếm khi gặp ác mộng vì đây là giai đoạn phát triển trí não toàn diện. Do đó, những hành động quấy khóc của con yêu trong lúc ngủ chỉ là kết quả của những lần đùa giỡn quá trớn vào ban ngày khiến cho thần kinh của bé bị kích thích, dẫn đến ám ảnh và giật mình trong lúc ngủ”. Vì vậy, các mẹ nên hạn chế chọc cười hoặc cho con con chơi quá sức trước giờ ngủ để tránh những cơn khóc đêm nhé. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nghe những bản nhạc không lời nhẹ nhàng để xoa dịu não bộ, giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Khoảng 6 tháng đầu đời, thức ăn duy nhất của trẻ là sữa mẹ. Tuy nhiên, sữa rất loãng nên dạ dày sẽ tiêu hóa rất nhanh và khiến bé hay đói về đêm. Do đó, tốt nhất mẹ nên đảm bảo cho con bú đều đặn từ 8 - 12 cữ bú mỗi ngày để bé nạp đầy dưỡng chất cho cơ thể, ít bị cơn đói "quấy rối" về đêm. Ngoài ra, tùy theo thể trạng của mỗi bé mà nhu cầu về sữa sẽ khác nhau, nên mỗi lần cho bú, mẹ hãy để bé ti ngon lành cho đến khi tự ngưng chứ không nên giới hạn lượng sữa theo "mặt bằng chung" của những bé khác nhé.
Đối với trường hợp bé có thói quen ăn đêm mà mẹ không đủ sức khỏe để thức 2 - 3 lần mỗi đêm cho bú thì tốt nhất nên cho bé ti no trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nhé. Mặt khác, mẹ có thể hút sữa trước khi đi ngủ và nhờ bảo mẫu hoặc người thân cho bé bú vào ban đêm thay mình. Ngoài ra, việc hút sữa còn giúp mẹ giảm căng tức ngực để ngủ ngon hơn, góp phần phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.
Trẻ bú sữa khoảng 2 - 3 tiếng/lần và không có khả năng kiểm soát bài tiết của bản thân nên có thể tiểu cả ngày lẫn đêm. Lúc này, dù lượng nước tiểu không quá nhiều nhưng vẫn có thể khiến làn da mỏng manh của bé bị ngứa rát, khóc chịu. Do đó, nếu thấy trẻ ngọ nguậy liên tục nhưng không chịu ăn sữa, mẹ hãy kiểm tra ngay chiếc bỉm của con để thay kịp thời, giúp bé thật thoải mái để chìm vào giấc ngủ nhé.
Mặt khác, cho dù trẻ không đi vệ sinh thì mẹ vẫn nên thay tã cho con yêu trước khi đi ngủ hoặc khi bé quấy khóc vào ban đêm mà không rõ lý do nhé vì trẻ nhỏ rất hay đổ mồ hôi khiến vùng mông quấn tã bị hầm bí, tích tụ vi khuẩn gây ngứa ngáy cho làn da.
Ôm bé trên tay cả ngày lẫn đêm là cách các mẹ bảo bọc và thể hiện tình yêu với con. Thế nhưng, các mẹ có biết rằng hành động này sẽ khiến trẻ ỷ lại, bám người và thường xuyên khóc lóc để được nâng niu. Như vậy, chỉ cần một chút lơ là, không có bố mẹ ở cạnh buổi đêm cũng đã khiến trẻ khóc òa vì cảm giác thiếu an toàn và sợ bỏ rơi. Mặt khác, đây còn là hành động dạy hư trẻ khi nghĩ rằng bố mẹ sẽ luôn chiều chuộng mọi yêu cầu của chúng, những biểu hiện ngỗ ngược dần dần nảy sinh khi trẻ lớn lên chứ không chỉ khóc lóc vào ban đêm.
Thế nên, để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy lên lịch trình cụ thể cho bé lúc nào ăn, lúc nào chơi, lúc nào ngủ... và chỉ dành những khung giờ nhất định trong ngày cho bé thay vì ở bên 24/24 nhé. Như vậy, bé sẽ tập được tính tự lập từ nhỏ, ngủ ngoan hơn khi tách giường mà mẹ cũng có nhiều thời gian dành cho bản thân.
Trẻ sơ sinh có thân nhiệt chưa ổn định nên rất dễ bị cảm lạnh nếu nhiệt độ về đêm xuống thấp. Do đó, nếu thấy bé có biểu hiện khó chịu khi đang ngủ, mẹ nên kiểm tra ngay thân nhiệt của con để xác định bé yêu có bị sốt hay không để xử lý kịp thời nhé. Ngoài ra, các bé trong thời kỳ mọc răng cũng rất dễ bị bức rứt, khó chịu trong người nên thường khóc đêm. Lúc này, mẹ không nên quát nạt mà hãy nhẹ nhàng massage toàn thân cho con để bé cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn nhé.
Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không nên hơ than để giữ ấm cho bé vào ban đêm nhé vì điều này tìm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe cả mẹ và bé đấy. Ngoài ra, mẹ cũng không nên chiều bé bằng cách cho ngủ võng vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống non nớt của con yêu.