Nhiều người lầm tưởng ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại là giống nhau. Thực tế, đây là hai loại ánh sáng có bước sóng khác nhau, khả năng tác động lên da khác nhau nên có công dụng trên da cũng không giống nhau. Trong đó, ánh sáng đỏ (Red Light) với bước sóng 630nm - 700nm là ánh sáng khả kiến hoạt động tốt trên bề mặt da; còn ánh sáng hồng ngoại (Infrared Light) với bước sóng 800nm - 1,000nm hoạt động tốt ở cấp độ tế bào, tuy không thể nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng có thể cảm nhận bằng độ ấm.
Để phân biệt chi tiết điểm giống và khác nhau của hai loại ánh sáng này, bạn có thể xem thêm tại bài viết này.
Có. Liệu pháp ánh sáng đỏ (Red light therapy - RLT) là một công nghệ sử dụng ánh sáng đỏ với bước sóng nằm trong khoảng 630 - 700nm để cải thiện các vấn đề da, trong đó có xóa mờ nếp nhăn và hỗ trợ điều trị mụn.
Cụ thể, theo Healthline, nguồn năng lượng ánh sáng sinh học này hoạt động bằng cách xuyên sâu vào da, tác động đến “nhà máy năng lượng” của các tế bào trong cơ thể (còn được gọi là ty thể) giúp tăng sinh collagen và elastin, sửa chữa tế bào tổn thương, thúc đẩy sự phát triển tế bào mới và tăng cường tái tạo da. Từ đó, ánh sáng đỏ giúp mờ nếp nhăn/ rãnh nhăn, chữa lành tổn thương da, cải thiện kết cấu da chùng nhão, giảm viêm và ngừa mụn bùng phát.
Trung bình hiệu quả trên da sẽ không xuất hiện chỉ sau vài ngày mà đòi hỏi thời gian từ 4 - 12 tuần dùng ánh sáng đỏ đều đặn, theo nghiên cứu Phototherapy with Light Emitting Diodes (2018) của Bác sĩ Glynis Ablon.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi làn da sẽ có mức độ đáp ứng ánh sáng đỏ khác nhau nên kết quả cải thiện da cũng sẽ không giống nhau. Đồng thời, bước sóng của ánh sáng đỏ cũng là một trong những nhân tố liên quan đến hiệu quả trị liệu, bởi theo Bác sĩ Revitalyze, bước sóng càng dài thì khả năng tác động lên da càng sâu.
Do đó, một số thiết bị làm đẹp tại nhà hiện nay có tích hợp liệu pháp ánh sáng đỏ và hồng ngoại với bước sóng dài giúp mang lại nhiều lợi ích da rõ rệt hơn. Tiêu biểu như dòng mặt nạ ánh sáng sinh học Halio PureGlow Ultralite Silicone LED Face Mask có liệu pháp ánh sáng đỏ và hồng ngoại (bước sóng 630nm - 850nm) vừa tăng sinh collagen, trẻ hóa làn da vừa muốn sửa chữa, tái tạo tế bào tổn thương vừa giảm viêm, tiêu mỡ và độc tố trong da.
Theo WebMD, ánh sáng đỏ là phương pháp làm đẹp không xâm lấn, không tổn thương làn da, không có tác dụng phụ nghiêm trọng và an toàn khi sử dụng đúng cách, bao gồm việc tuân thủ thời gian và tần suất sử dụng, kết hợp với các sản phẩm skincare phù hợp cũng như các lưu ý về đối tượng và trường hợp cần tránh trong quá trình dùng ánh sáng đỏ. Chi tiết về những lưu ý trước và trong khi sử dụng thiết bị ánh sáng đỏ có tại bài viết này.
Mặc dù liệu pháp ánh sáng đỏ (RLT) có đến gần 60 tên gọi khác, trong đó có tên gọi liệu pháp laser cường độ thấp (Low Power Laser Therapy - LPLT) nhưng theo trang Smart Laser Therapy, liệu pháp laser thường gặp sẽ sử dụng các bước sóng cụ thể của ánh sáng laser ở cường độ cao được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật. Các laser cường độ cao mang lại độ chính xác trong việc cắt hoặc đốt cháy mô trong quá trình phẫu thuật. Tính tập trung của chùm tia laser cho phép điều trị nhắm vào các khu vực cụ thể, khác biệt đáng kể so với ứng dụng khuếch tán hơn của ánh sáng đỏ trong các thiết bị Red Light Therapy.
Theo Times Of India, nhìn chung ánh sáng đỏ an toàn khi sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, thông thường từ 3 - 5 lần/ tuần là tần suất phù hợp để đạt được hiệu quả cải thiện làn da mà không gây kích ứng.
Chia sẻ với Vogue, Bác sĩ Whitney Bowe cho biết tần suất và thời gian tiếp xúc với nguồn ánh sáng sinh học nói chung và ánh sáng đỏ nói riêng còn phụ thuộc vào thiết bị làm đẹp bạn sử dụng và địa điểm bạn thực hiện. Các máy ánh sáng đỏ tại spa/ phòng khám thường sẽ mạnh hơn so với các thiết bị làm đẹp tại nhà.
Đối với làm đẹp bằng ánh sáng đỏ tại spa/ phòng khám, bạn có thể tuân theo khung thời gian và tần suất của chuyên viên da liễu. Còn khi làm đẹp với thiết bị tại nhà, Bowe khuyến nghị nên sử dụng đều đặn trong ít nhất 6 tuần với tần suất hàng ngày hoặc trung bình từ 3 - 4 lần/ tuần trong thời gian tối thiểu 10 phút/ liệu trình. Trong đó, theo Dynamic Spine Sport, tùy vào từng nhu cầu chăm sóc da, bạn có thể lựa chọn thời gian và tần suất cụ thể hơn, chẳng hạn:
Có. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp liệu pháp ánh sáng đỏ với các sản phẩm như serum chứa Hyaluronic Acid, chiết xuất nha đam hoặc Peptides để tăng cường hiệu quả skincare. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tránh các sản phẩm có tính nhạy cảm với ánh sáng hoặc thành phần mỹ phẩm làm trắng da. Các sản phẩm có chứa BHA (nồng độ > 0,5%), AHA (> 5%) và Retinol cũng không nên dùng đồng thời với thiết bị có ứng dụng công nghệ Red Light Therapy.
Trước khi sử dụng máy ánh sáng đỏ, bạn nên tẩy trang và rửa mặt để da sạch sâu. Đồng thời, bạn không nên dùng thiết bị ánh sáng đỏ trên da khô hoàn toàn mà hãy kết hợp bôi thoa serum hoặc kem dưỡng ẩm nhằm mục đích vừa làm môi trường trung gian tránh tình trạng da mất nước, dễ mẩn đỏ vừa góp phần tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, cho làn da căng bóng và ẩm mượt hơn.
Chi phí cho một liệu trình ánh sáng đỏ (trung bình 20 phút) tại spa/ phòng khám dao động từ $75 - $125, tương đương từ 1,900,000 - 3,200,000 đồng. Hơn thế, để đảm bảo da cải thiện, các spa/ phòng khám thường khuyến nghị nên thực hiện ít nhất 5 buổi, quy đổi ra chi phí sẽ dao động đến hàng chục triệu đồng.
Trái lại, chi phí của thiết bị ứng dụng liệu pháp ánh sáng đỏ tại nhà lại có giá thành “mềm” hơn, chỉ từ 2,500,000 đồng là bạn đã có thể sở hữu. Quan trọng hơn, bạn chỉ cần trả số tiền trên cho lần đầu mua sắm và có thể thực hiện liệu pháp ánh sáng đỏ trên da vô số lần sau đó mà không cần tốn thêm bất cứ chi phí nào.
Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu cá nhân mà bạn có thể cân nhắc làm đẹp với ánh sáng đỏ tại spa/ phòng khám hoặc tại nhà.
Khi quyết định đầu tư một thiết bị làm đẹp tại nhà có ứng dụng công nghệ Red Light Therapy, Bác sĩ Nicole Ruth nhấn mạnh các tiêu chí cần quan tâm: bước sóng ánh sáng đỏ và phạm vi chiếu ánh sáng đỏ lên vùng da cần trị liệu.
Trong đó, thiết bị với bước sóng dài từ 630nm đến 850nm là lựa chọn tối ưu hiệu quả chăm sóc da vì có sự kết hợp giữa liệu pháp ánh sáng đỏ và cận hồng ngoại. Còn tiêu chí phạm vi chiếu ánh sáng sẽ liên quan đến dạng thiết bị làm đẹp: nếu bạn muốn sử dụng ánh sáng đỏ để chiếu cận đến toàn bộ làn da, kể cả những khu vực khó tiếp cận như vùng mắt thì loại máy cầm tay là thích hợp nhất; còn nếu bạn chỉ muốn tập trung trẻ hóa da mặt và đề cao tính tiện lợi thì nên cân nhắc chọn dạng mặt nạ. Bên cạnh đó, tiêu chí các công nghệ khác được ứng dụng trong thiết bị và thương hiệu uy tín cũng cần được xem xét trước khi mua sắm máy ánh sáng đỏ tại nhà.
Tham khảo một số thiết bị ánh sáng đỏ tại nhà hiện được nhiều tín đồ làm đẹp nổi tiếng đánh giá cao: Máy ánh sáng đỏ tăng sinh collagen Halio Red Light Therapy Device 3 in 1, Mặt nạ ánh sáng sinh học Halio PureGlow Ultralite Silicone LED Face Mask và Máy nâng cơ, giảm mỡ mặt và trẻ hoá da kết hợp ánh sáng sinh học Halio RevitaWave Skin Rejuvenator.
Trên đây là tất tần tật thông tin về 12 câu hỏi ánh sáng đỏ quan trọng nhất giúp các tín đồ làm đẹp có thể trải nghiệm công nghệ trẻ hóa da không xâm lấn tại nhà vừa an toàn vừa đạt hiệu quả tối ưu. Lixibox hy vọng những câu trả lời chi tiết trong bài viết này đã giải đáp được các thắc mắc về liệu pháp ánh sáng đỏ cũng như tìm được “chân ái” giúp tăng sinh collagen, chống lão hóa da cho bản thân nhé.
Nguồn: Cleveland Clinic, Vogue, Healthline