Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vì lớp sừng ở biểu bì da của trẻ rất mỏng nên không có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chuyên gia khuyến nghị nên mặc quần áo chống nắng và cho trẻ ở bóng mát bất cứ khi nào có thể.
Theo bác sĩ Joyce Park, cách bôi kem chống nắng đúng đối với trẻ là không được xịt hoặc thoa kem trực tiếp lên mặt trẻ. Thay vào đó, bạn cần cho kem chống nắng ra tay bạn rồi mới nhẹ nhàng thoa lên da trẻ. Để an toàn tuyệt đối, bố mẹ nhớ tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để chọn được loại kem chống nắng dành cho trẻ em phù hợp nhé.
Hạn sử dụng kem chống nắng là một trong những thắc mắc phổ biến nhất về kem chống nắng. Thực tế, kem chống nắng sẽ có hạn sử dụng vì các thành phần hoạt tính của chúng có thể bị phân hủy theo thời gian.
Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị kem chống nắng phải dùng trong vòng 3 năm sau ngày mua nhưng bạn vẫn cần đọc kỹ các thông tin in trên bao bì mỹ phẩm để có cách bảo quản hợp lý. Nhiệt độ quá nóng hay độ ẩm quá cao dễ đẩy nhanh quá trình phân huỷ kem chống nắng. Vì vậy, bạn nên bảo quản kem chống nắng ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào để duy trì “tuổi thọ” sản phẩm nhé.
Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc dùng kem chống nắng SPF nào là tốt nhất cho da. Thực tế, không có chỉ số SPF chính xác nào được quy ước là đủ để bảo vệ da. Chỉ số SPF phù hợp nhất với bạn phụ thuộc vào mức độ da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vào thời tiết từng thời điểm trong năm.
Câu trả lời cho thắc mắc kem chống nắng này tùy thuộc vào địa điểm bạn hoạt động cả ngày hôm đó. Bạn có thể chọn kem chống nắng SPF 30 nếu ở trong môi trường ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như văn phòng hay nhà. Còn nếu tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn trong ngày như đi du lịch, tắm biển hay các hoạt động ngoài trời khác thì bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 50.
Thời gian kem chống nắng có tác dụng trên da phụ thuộc nhiều yếu tố như lượng dùng, thời tiết, mồ hôi, môi trường… Nếu chỉ số SPF của kem chống nắng thấp hoặc bạn tham gia hoạt động ngoài trời, hay tiết mồ hôi, sau khi bơi lội thì 2 giờ là khoảng thời gian lý tưởng để “dặm” lại kem. Đối với những loại có chỉ số SPF cao hơn hoặc bạn chỉ dành cả ngày trong bóng mát, hãy thoa lại kem chống nắng sau mỗi 3 - 4 tiếng nhé.
Bản thân kem chống nắng không khiến da nổi mụn. Da bạn có bị nổi mụn hay không sẽ tuỳ thuộc vào cách bạn dùng kem chống nắng. Nếu bạn có da dầu hoặc đang vào mùa hè thì nên chọn kết cấu kem đặc sệt, giàu ẩm sẽ dễ khiến lỗ chân lông bít tắc, từ đó sinh mụn. Thêm vào đó, dù không makeup thì bạn vẫn cần tẩy trang sạch mỗi ngày bởi kem chống nắng còn sót lại trong lỗ chân lông vẫn là tác nhân hình thành mụn.
Thắc mắc về kem chống nắng có ngừa sạm da hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có bôi đủ lượng dùng hay không. Khi bôi không đủ lượng kem chống nắng được khuyến nghị, lớp màng bảo vệ da sẽ không đủ mạnh nên vẫn bị tia cực tím tác động, chẳng những không ngừa đen sạm mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Sự thật là kem chống nắng không bảo vệ chúng ta khỏi 100% tác hại từ tia UV. Ngay cả khi bạn dùng kem chống nắng chỉ số SPF 100 thì cũng chỉ có thể ngăn chặn 99% tia UVB. Vì thế, bên cạnh bôi đủ lượng kem thì mặc quần áo chống nắng hay dùng viên uống chống nắng là những cách bảo vệ da chủ động mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ làn da đen sạm.
Trả lời cho câu hỏi về kem chống nắng này là bạn nên lưu ý lượng cồn và hương liệu. Bởi nồng độ cồn hoặc hương liệu cao sẽ làm tan lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da khiến da khô hơn, đồng thời làm suy yếu hàng rào bảo vệ da dẫn đến việc da dễ bị kích ứng hơn.
Bác sĩ Joyce Park gợi ý bạn nên chọn kem chống nắng vật lý cho làn da nhạy cảm bởi chúng đã được chứng minh ít gây kích ứng da hơn so với các kem chống nắng hóa học. Bạn cũng có thể ưu tiên các sản phẩm “alcohol free” để giảm thiểu tình trạng mất nước cho da khô. Còn da dầu sẽ là phù hợp với kem chống nắng ít cồn để tăng khả năng thẩm thấu và hạn chế bít tắc da.
FDA khuyến nghị tất cả các loại kem chống nắng phải tránh nhiệt độ quá cao và tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Nếu để kem chống nắng ở ngoài nắng thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của công thức. Vậy nên, bảo quản tốt kem chống nắng, nhất là trong mùa hè sẽ giúp bạn đỡ “tốn hầu bao” mua mới kem chống nắng đấy nhé.
Để giữ hiệu quả kem chống nắng ở tình trạng tốt nhất, đặc biệt là vào những ngày đi biển, bạn cần “bảo vệ” chúng theo cách FDA gợi ý. Cụ thể, hãy bọc kem chống nắng trong một chiếc khăn tắm hoặc để dưới bóng râm khi có thể. Nếu mang theo hộp giữ lạnh để làm lạnh thức uống, bạn hoàn toàn có thể đặt kem chống nắng vào đấy để bảo quản tốt hơn.Không biết là bạn đã tự tin “chọn mặt gửi vàng” loại kem chống nắng nào thông qua lời giải đáp của những câu hỏi về kem chống nắng kể trên chưa nè? Lixibox hy vọng bạn đã “bỏ túi” thêm được những kiến thức skincare hay ho giúp bạn biết dùng kem chống nắng đúng cách hơn. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc về kem chống nắng nào khác, bạn có thể chia sẻ với Lixibox bên dưới nhé!
Nguồn: Paula's Choice
XEM THÊM:
>> Mẹo skincare của 6 center nhóm Kpop: Bất ngờ với cách “lạ thường” của Jang Won-young và Ryu-jin
>> Ngủ thôi cũng đẹp: Chỉ vài thay đổi nhỏ, bạn có ngay làn da căng bóng và mắt hết thâm quầng